Ebay.com
Tập đoàn eBay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang Web eBay.com, một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ, eBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia khác. Tập đoàn eBay cũng sở hữu thương hiệu nổi tiếng khác là Paypal.
eBay được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1995 bởi Pierre Omidyar, một chuyên gia lập trình máy tính. Ban đầu, eBay chỉ là một mục trong một trang web cá nhân của Omidyar. Tuy nhiên chỉ sau 1 thời gian ngắn, anh nhìn ra tiềm năng lớn lao của eBay nên đã cùng Chis Agarpao và Jeff Skoll xây dựng nó thành một thương vụ nghiêm túc. Vào năm 1996, eBay chính thức kí hợp đồng đầu tiên với một công ty chuyên bán vé máy bay và các sản phẩm du lịch tên là Electronic Travel Auction. Đến tháng 9 năm 1997, cái tên eBay chính thức ra đời. Thực ra dự định ban đầu của Omidyar là lấy tên miền EchoBay.com, nhưng tên này đã được một công ty khai thác mỏ vàng đăng kí mất nên anh quay sang lựa chọn thứ 2 là eBay.com.
Ngày nay trụ sở chính của eBay đặt ở San Jose, California. Meg Whitman hiện là chủ tịch eBay và CEO từ năm 1998. eBay là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong mọi thời đại. Nguồn thu của eBay đến từ nhiều phía. Đầu tiên là phí đăng tải đấu giá thu của người bán dù sản phẩm có bán được hay không. Sau đó, eBay thu phí khi sản phẩm được giao dịch thành công, cộng thêm một số loại phí phụ khác. Thêm vào đó, eBay thu lợi từ hệ thống trả tiền Paypal mỗi khi có một thanh toán được thông qua bởi dịch vụ này.
2) Tạo tài khoản trên Ebay
eBay phân chia 2 đối tượng chính là: người mua (buyer) và người bán (seller). Tuy nhiên, khi sử dụng tài khoản người mua, bạn vẫn có thể rao bán hàng của mình hoặc ngược lại.
Việc đăng ký tài khoản trên eBay là hoàn toàn miễn phí và cũng được chia theo 2 loại tài khoản: cá nhân (invidual) và doanh nghiệp (business). Tuy nhiên, cho cả 2 loại tài khoản, chủ sở hữu vẫn phải nhập thông số thẻ tín dụng để eBay có thể xác nhận thông tin.
Cách đăng ký tài khoản: Truy cập vào địa chỉ Ebay.com, tiếp theo, tiến hành điền các thông tin theo yêu cầu. Lưu ý là thông tin này cần được điền vào bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu vì bạn sẽ có cơ hội giao dịch với nhiều đối tác, khách hàng từ nước ngoài nên ngôn ngữ chính vẫn là tiếng Anh.

đăng nhập vào website và chọn register

nhập thông tin để đăng ký

Đăng ký thành công
3) Cách sử dụng một tài khoản Ebay
Sau khi đăng nhập vào Ebay thành công, bạn nhìn vào góc phải bên trên màn hình sẽ thấy "My Ebay", click vào để đến phần tài khoản Ebay của mình. Trong màn hình My Ebay có 3 tab chính là Activity, Messages, Account. Mặc nhiên lúc nào vào My Ebay bạn cũng ở tab Acitivity.

Vào My Ebay
Tại màn hình Activity (bên cột trái là thông tin chung):

màn hình Activity
- Outbid : Số sản phẩm bạn đang tham giá đấu giá nhưng thấp giá hơn người khác
- Bids ending soon: Số mặt hàng mà bạn đã bid gần đến giờ bán
- Watched items ending : Số mặt hàng mà bạn đang theo dõi gần hết thời gian bán (trong vòng 24 giờ)
- Awaiting feedback : Số mặt hàng đang chờ bạn đánh giá người mua (trên Ebay từ feedback là một dạng đánh giá người mua và của người bán trong một giao dịch mua bán)
- BUY: thống kê về việc mua hàng của bạn, trong đó Bids/offer (thống kê các mặt hàng mà bạn đang đấu giá hoặc đưa ra đề nghị (trả giá) mặt hàng nào đó), Didn’t win (các mặt hàng mua không thành công), Deleted (các mặt hàng đã mua nhưng bị hủy)
- Purchase History (Lịch sử mua hàng của bạn) : sẽ cho bạn xem tất cả các mặt hàng bạn đã mua
- List : thống kê các mặt hàng bạn theo dõi, trong đó Active (số mặt hàng vẫn còn bán trên Ebay), Ended (mặt hàng đã kết thúc bán trên Ebay)
- Searches you follow : Khi bạn tìm kiếm sản phẩm bằng một cụm từ (ví dụ “manchester united shirt”) và bạn nhấn Follow (nút màu xanh lá) để theo dõi tất cả các mặt hàng thỏa mãn cụm từ này thì khi vào mục Searches you follow bạn sẽ nhìn thấy các sản phẩm bạn cần tìm kiếm
- Sellers you follow: tương tự như trên, bạn vào thông tin một người bán hàng, và bạn muốn theo dõi những mặt hàng mà người bán thì bạn nhấn vào Follow (nút màu xanh, kế avatar người bán trong trang thông tin người bán).
- SELL: thống kê các giao dịch liên quan đến bán hàng
Tin nhắn trên Ebay: Ebay cung cấp cho người dùng phần tin nhắn giúp người dùng trao đổi với nhau về mặt hàng hoặc các trường hợp có thể xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán

màn hình tin nhắn

màn hình account
- Personal Information: Mục này giúp bạn chỉnh sửa lại các thông tin cá nhân, như họ tên, password, email, thẻ tín dụng (trường hợp Ebay có thu phí), tài khoản Paypal….
- Addresses: Địa chỉ bạn của bạn, địa chỉ nhận hàng, địa chỉ trả hàng…
- PayPal Account: Thông tin về tài khoản paypal mà bạn liên kết với tài khoản Ebay này

màn hình addresses

khai báo sơ địa chỉ

hoàn thành khai báo

màn hình paypal account

ngoài ra bạn có thể vào Account bằng đường dẫn khác
4) Tìm sản phẩm trên Ebay
Tìm kiếm sản phẩm: Bạn đánh cụm từ bằng tiếng Anh sản phẩm bạn cần tìm (ví dụ muốn kiếm áo ManUtd mùa 2016 2017 thì bạn đánh “Manchester United shirt 2016 2017”). Sau khi xuất hiện những sản phẩm mà bạn tìm kiếm, bạn nhìn thấy dòng chữ bên dưới ô tìm kiếm “Follow this search” (chữ màu xanh). Nếu bạn click vào dòng chữ này thì cụm từ tìm kiếm của bạn được lưu vào mục Searches your follow giúp bạn dễ tìm kiếm. Hoặc khi vào trang chủ Ebay, các sản phẩm mới phù hợp với cụm từ bạn tìm kiếm thì sẽ hiện ngày tận trang chủ Ebay.

tìm kiếm sản phẩm
Ngoài ra ở mục tìm kiếm, bạn có thể lọc các sản phẩm đã tìm kiếm theo ý thích của bạn. Bạn chọn vào mục Sort với các hình thức tìm kiếm như sau:

thống kê theo sở thích người dùng
- Best Match : Tìm sản phẩm mà người bán có uy tín cao
- Time ending cost : Tìm những sản phẩm có thời gian kết thúc gần nhất
- Time newly listed : Tìm những sản phâm mới đăng nhất
- Price + Shipping: lowest first : Tìm sản phẩm có tổng giá bán và chi phí vận chuyển thấp nhất (trường hợp người bán không ghi giá vận chuyển thì Ebay hiểu là 0)
- Price + Shipping: highest first : Tìm sản phẩm có tổng giá bán và chi phí vận chuyển cao nhất
- Price: highest first : Tìm sản phẩm có tổng giá bán cao nhất
Bên cạnh đó, phần tìm kiếm còn giúp bạn tìm những sản phẩm Buy It Now (mua ngay) ở mục menu tìm kiếm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các cách tìm kiếm khác thỏa mãn điều kiện chi tiết của bạn như: hàng mới, hàng đã qua sử dụng, size áo, vị trí đăng bán… bằng cách xem cột menu bên tay trái.

một số cách tìm kiếm nâng cao
- Shirt, jersey : áo đấu, sử dụng thường nhất là shirt
- Training : tập luyện (kết hợp với shirt hoặc jersey để tìm áo tập)
- T-shirt : áo thun cổ tròn
- Polo shirt : các loại áo thun có bâu
- Limit : hàng có giới hạn
- Rate : hàng hiếm
- Badge, patch: logo giải đấu trên vai áo cầu thủ :
- match detail: : dòng chữ in trên áo đấu
- set name, font number: : font chữ số trên áo đấu
Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm theo sân nhà sân khách (home, away, third) hoặc mùa giải (season) hoặc màu sắc…. Nếu tìm được thì bạn nên lưu sản phẩm đó lại trong list của mình hoặc có thể lưu vào giỏ hàng

cách theo dõi sản phẩm
Xem các thông tin sản phẩm:

chi tiết một sản phẩm
- Dòng tiêu đề : miêu tả tên sản phẩm
- Add to watch list (bên cột phải) : giúp bạn thêm vào danh sách theo dõi của bạn, Ebay sẽ thông báo cho bạn các hoạt động liên quan mặt hàng này
- Time left : Thời gian còn lại
- Price : Giá
- + Current bid: Giá hiện tại được trả cao nhất (loại Bid hay còn gọi là đấu giá)
- + Price : Giá mua ngày (loại hình Buy It Now tức là mua ngày)
- + Best offer : Trả giá, đưa ra giá thấp hơn giá mua ngay, được đưa giá 3 lần (loại này dành cho hình thức trả giá
- Shipping : Giá vận chuyển hàng và một số thông tin miêu tả nơi chuyển hoặc nơi người bán có thể vận chuyển. (Item location: nơi bắt đầu vận chuyển, Ships to: nơi có thể vận chuyển đến).
- + Nếu có giá: thì người bán sẽ vận chuyển về Việt Nam với giá đó
- + Nếu hiện "Free shipping": thì hàng mua sẽ được vận chuyển về Việt Nam mà người mua sẽ không tốn phí
- + Nếu không có giá vận chuyển: thì do người bán không nhập thông tin vận chuyển đối với Việt Nam, bạn phải liên hệ người bán để hỏi xem có vận chuyển về Việt Nam hay không).
- + Nếu hiện “Doesn’t ship to Vietnam”: Người bạn không đồng ý ship về Việt Nam nhưng nếu bạn thật sự muốn mua bạn có thể liên hệ với người bán và đàm phán với họ xem họ có thay đổi ý không
- Delivery: Thông tin về thời gian người bán sẽ chuyển hàng
- Payments : các hình thức thanh toán mà người bán chấp nhận (thường là biểu tượng Paypal và các loại thẻ tín dụng)
- Returns : Thời gian mà người mua có thể hoàn trả hàng (trường hợp ghi “No returns or exchanges” có nghĩa người bán không đồng ý hoàn trả hoặc đổi hàng)
- Guarantee : Chính sách bảo vệ người mua của Ebay
- Description : Đây là phần miêu tả chi tiết thông tin về sản phẩm (size, kích thước, màu sắc…), bạn cần phải đọc kỹ phần này, vì khi hàng bị lỗi, rách, lem màu… thì được người bán miêu tả cụ thể. Nếu bạn không xem kỹ mà mua hàng sao đó có muốn đổi lại thì bạn không có lý do chính đáng để trả hàng và Ebay không bảo vệ người mua trong trường hợp này
- Shipping and Payments : Miêu tả cụ thể về cách vận chuyển hàng, cách thanh toán cũng như hoàn trả hàng (nếu có)

cách ghi này thì sản phẩm có thể không ship về Việt Nam

Bạn có thể liên hệ với người bán nếu họ không ghi giá ship
Xem thông tin người bán:Phần này nằm ở cột bên tay phải khi bạn click xem sản phẩm. Người bán có số đánh giá cao là những người bán có uy tín (thường là những danh hiệu như Top seller là người bán rất uy tín). Các thông tin như sau:
- Tên người bán : là nick name của người bán
- Số sao được đánh giá : (số sao nằm trong ngoặt sao tên người bán) là số lượt người mua hàng đánh giá cho mức độ uy tín của người bán
- % Positive feedback : Đây là tỷ lệ phần trăm đánh giá tốt về người bán.
Muốn xem kỹ hơn về người bán bạn click vào tên người bán
Khi một giao dịch mua bán đã thành công (chưa tính đến giai đoạn thanh toán) thì cả người mua và người bán đều có quyền đánh giá đối tác của mình. Ebay gọi đánh giá này là feedback và được chia ra 3 cấp độ đánh giá là
- Positive : Đánh giá tốt
- Neutral : Chưa hài lòng (không có ý kiến)
- Negative : Rất tệ

Thông tin người bán
Thường là nếu không có vấn đề gì lớn bạn nên đánh giá positive, vì neutral và negative là những đánh giá không tốt cho người mua, người bán. Trước khi chọn một đánh giá neutral và negative bạn nêu trao đổi với người bán trước để người bán giải đáp thắc mắc rồi hãy quyết định phản hồi với loại nào. Trên Ebay họ rất coi trọng các đánh giá này để làm đánh giá mức độ uy tín của người bán.
Để xem chi tiết cách đánh giá trước đây của các người mua, người bán bạn nhấn vào See all feedback. Ebay có chia thời gian các đánh giá trong 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Ngoài ra bạn coi chi tiết từng đánh giá trước đây đối với người bán này, chú ý phần From để xem đánh giá này được đánh giá từ người mua (Buyer) hoặc người bán (Seller). Nếu bạn là người đi mua hàng thì xem kỹ phần From của Buyer khác.

màn hình See all feedback
5) Cách mua hàng trên Ebay
Ebay có 3 hình thức mua hàng: Đấu giá, Mua ngay và Trả giá. Nhưng phổ biến nhất là hình thức đấu giá, theo nhìn nhận chung theo cách mua hàng bằng đấu giá bạn sẽ có cơ hội mua hàng với giá tốt hơn so với hai hình thức mua hàng còn lại.

phân biệt loại bán hàng
Đấu giá
Khái niệm: Là một hình thức người bán sản phẩm muốn được bán với giá cao nhất có thể. Người bán sẽ đưa ra một thời gian đếm lùi (thường là 7 hoặc 10 ngày) hết thời gian này người nào đưa giá cao nhất và sớm nhất sẽ là người đấu giá thành công và mua được sản phẩm.
Nhận biết: Để nhận biết một sản phẩm được đăng bán với hình thức đấu giá, khi search ra sản phẩm bạn muốn tìm, hãy nhìn vào phía dưới giá sản phẩm có số “x bids” (trong đó x là số lần đã đấu giá đối với sản phẩm đó). Phần sản phẩm có thời gian đếm lùi, khi sản phẩm còn 24 tiếng thì thời gian này sẽ chuyển sang màu chữ đỏ với format (giờ/phút/giây).
Cách đấu giá: Bạn muốn tham gia vào đấu giá sản phẩm thì bạn click vào sản phẩm, sau đó nhấn vào nút Place Bid sẽ hiện bảng để bạn chọn giá nhanh hoặc là nhập số tiền tối đa bạn có thể trả và nhấn nút Place Bid.

đấu giá sản phẩm
Sau khi hiện bảng bạn có thể chọn các giá đấu mà Ebay đề xuất với bạn hoặc bạn nhập vào số tiền tối đa bạn có thể trả và nhấn vào Bid để đấu giá.

đấu giá sản phẩm
Nếu sau khi nhập giá mà hiện ra dòng chữ màu đỏ “You have to bid at least GBP 3.40” thì có nghĩa giá bạn trả chưa phải cao nhất và nếu bạn muốn mua sản phẩm này bạn phải nhập số tiền tối thiểu theo đề nghị của Ebay (trong trường hợp này là phải nhập 3,4 – do lúc đầu mình chỉ nhập 3,2 GBP).

giá đưa ra chưa phải giá cao nhất
Nếu sau khi nhập giá mà hiện dòng màu xanh cùng với dòng chữ “You’re the highest buyer” thì có nghĩa là bạn trả giá cao nhất ở thời điểm hiện tại, nếu có người khác trả cao hơn thì sẽ có email từ ebay gửi bạn để thông báo có người khác trả giá cao hơn bạn.

hiện tại bạn là người trả giá cao nhất
Trong trường hợp bạn đang là người trả giá cao nhất, nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn giá này có thể mua được, bạn hoàn toàn có thể nhập thêm giá cao hơn nữa mà bạn có thể trả. Lúc này Ebay cũng chỉ hiện giá lần đầu bạn trả (nếu đó là giá cao nhất), người khác khi bid thấp hơn giá lần thứ hai thì họ sẽ bị out bid (rớt giá), họ phải bid liên tục cho đến khi giá họ trả cao hơn giá lần hai bạn đưa ra thì họ mới trở thành người có giá cao nhất, lúc đó bạn sẽ bị out bid.

hiện tại có người trả giá cao hơn giá bạn đã trả
Mua ngay
Khái niệm: Là hình thức người mua có thể mua ngay sản phâm với giá người bán đã đưa ra sẵn
Nhận biết: Khi search ra sản phẩm, bạn nhìn phía dưới giá sản phẩm có ghi Buy It Now, hoặc là khi click vào chi tiết sản phẩm thì ở mục giá hiện Price và nút Buy It Now.
Lưu ý: Chỉ có thể Buy It Now khi người bán có ghi giá shipping hoặc free shipping. Bạn phải thanh toán ngay cho sản phẩm đó (rất ít người mua đồng ý thanh toán sau)
Trả giá
Khái niệm: Cũng là hình thức mua ngay nhưng có thể phần offer (đề nghị giá) để người mua có thể đưa ra giá thấp hơn và chờ người bán chấp nhận mức giá đó.
Nhận biết: Khi search ra sản phẩm, bạn nhìn phía dưới giá sản phẩm có ghi Buy It Now or Best offer.
Lưu ý: Bạn chỉ có thể trả giá tối đa là 3 lần đối với một sản phẩm đăng bán theo offer. Khi bạn đưa ra offer thì bạn phải chờ người bạn chấp nhận hoặc từ chối, người bán từ chối thì bạn có thể gửi tiếp offer thứ hai, hoặc người liên tiếp offer mà không cần người bán từ chối các offer trước.
6) Một số kinh nghiệm mua hàng trên Ebay
Hãy đọc thật kỹ phần miêu tả chi tiết sản phẩm trước khi quyết định mua hàng để xem kích thước hàng (có trường hợp hình hàng là các sản phẩm nhưng thực tế chỉ là mô hình) hoặc các vết rách, dơ… Bạn không thể trả hàng nếu người bán đã miêu tả đúng hiện trạng hàng hóa.
Phải xem thông tin người bán thông qua số sao đánh giá của họ và tỷ lệ đánh giá tốt. Các bạn có thể yên tâm với người bán có khoảng hơn 100 sao (phải xem thêm đánh giá từ buyer khác). Tỷ lệ đánh giá tốt 100% là rất tốt tuy nhiên trong giao dịch mua bán thì có khi sẽ có trục trặc, nên với nhưng người bán có trên 500 sao thì tỷ lệ không đạt 100% cũng là bình thường. Đối với những người bán có huy hiệu Top-Seller thì bạn hoàn toàn yên tâm mua hàng.
Bạn nên follow cụm từ tìm kiếm sản phẩm mình cần tìm khi search sản phẩm, sẽ rất tiện lợi cho bạn. Khi vừa truy cập trang chủ Ebay thì các sản phẩm bạn cần tìm sẽ hiện lên ngay cho bạn lựa chọn.
Đối với sản phẩm bạn muốn mua hoặc theo dõi thì nên dùng chức năng Add to watch list để theo dõi các hoạt động đối với mặt hàng này, Ebay sẽ thông báo bằng email đến bạn và đặc biệt là sẽ thông báo thời gian hết hạn mua mặt hàng này khi còn 15 phút cuối.
Khi bạn mua một sản phẩm bằng hình thức Bid (đấu giá) thì bạn không nên đặt giá quá sớm hoặc trả giá cao nhất khi thời gian đấu giá còn nhiều. Việc “chạy đua” giá chỉ góp phần làm giá mặt hàng lên cao hơn so với thực tế hoặc làm bạn mất cơ hội mua giá tốt. Chúng tôi khuyên bạn nên xác định từ đầu giá trị mặt hàng này bạn có thể mua với mức giá tối đa là bao nhiêu và khi còn 1 phút hết hạn bạn sẽ nhập sẵn giá nhưng không nhấn nút Bid mà chờ đến khi thời gian đấu giá chỉ còn lại khoảng 5 giây (nếu mạng internet bạn đang truy cập không tốt thì nên ở giây thứ 10) bạn hãy nhấn Bid. Nếu mua không được bạn cũng đừng tiếc vì Ebay luôn có nhiều mặt hàng, không mua được lần này sẽ mua được lần sau, quan trọng bạn mua với giá tốt.
Hiện tại một số mặt hàng có giá trị hơn 1 triệu đồng khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ chịu 20% thuế nhập khẩu, sau đó cộng giá trị hàng và thuế nhập khẩu nhân với 10% thuế giá trị gia tăng. Khi thanh toán mua hàng xong, bạn nên nhắn với người bán khi gửi hàng cho bạn thì ghi giá trị thấp đồng thời đây là hàng tặng (gift). Bạn nên tham khảo thêm về thuế nhập khẩu và các mặt hàng được phép nhập khẩu.
7) Theo dõi tình trạng vận chuyển hàng
Sau khi bạn thanh toán hàng hóa thì người bán sẽ vận chuyển hàng thôn qua các công ty hoặc bưu chính của nước họ. Tất cả các hàng vận chuyển đều có mã theo cấu trúc 13 ký tự (trong đó 2 ký tự đầu và 2 ký tự cuối là chữ, 9 ký tự giữa là số chạy).

các yếu tố cần biết khi đã mua được sản phảm
Đối với các loại hàng mà được ship nhanh thì người bạn chắc chắn sẽ add mã code này vào sản phẩm bạn mua để thông báo với bạn rằng hàng này đã được vận chuyển đi theo mã số giúp bạn rà soát trạng thái hàng đang ở đâu. Nếu gửi thông thường thì vẫn có số này, nhưng không bắt buộc người bán phải điền vào mục đã gửi hàng.
Để tra cữu mã hàng hóa nếu bạn được người bán gửi mã thì vào trang Bưu chính Việt Nam (Nếu người gửi gửi ở các hàng khác thì vào trang hãng đó tra cứu). Truy cập Bưu Chính Việt Nam Vnpost.vn và điền số mã vào dòng "Nhập mã bưu gửi" sau đó tìm kiếm.

kiểm tra trạng thái hàng hóa vận chuyển
8) Liên hệ và đánh giá người bán
Sau khi mua hàng, bạn có một số vấn đề cần trao đổi với người bán thì làm theo hướng dẫn sau

tìm mục contact seller

lựa chọn chủ đề cần trao đổi
Ngoài ra bạn dù là người mua hay bán khi đã giao dịch xong thì bạn cũng nên đánh giá người bán

chọn leave feedback

đánh giá người bán