Ngày nay, tên và số áo của mỗi cầu thủ là một phần không thể thiếu trong các trận bóng đá. Không những thế, các cầu thủ nổi tiếng họ còn đóng góp không nhỏ cho doanh thu của câu lạc bộ họ đang thi đấu thông qua việc người hâm mộ mua áo đấu có số và tên của họ. Đối với một số cầu thủ, khi họ bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp hoặc chuyển đến câu lạc bộ mới, số áo họ chọn cũng có một số ý nghĩa riêng đối với cầu thủ đó. Lịch sử hình thành số trên áo đấu
Mặc dù môn bóng đá bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 19 nhưng thời điểm này các áo đấu của cầu thủ đều là áo trơn (không có tên cầu thủ, không có số áo). Đến năm 1928, trong một trận đấu giữa Sheffield Wednesday và Arsenal, trên áo đấu của cả hai đội đã xuất hiện số áo cho mỗi cầu thủ. Nhưng mãi đến mùa giải 1946-1947, tất cả các giải đấu bóng đá Anh mới chính thức áp dụng việc cầu thủ mặc áo có số (không tên cầu thủ)
Vào cuối mùa giải 1992-1993, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã áp dụng thử nghiệm việc cầu thủ mặc áo có tên và số trên áo đấu ở trận chung kết League Cup, có một sự trùng hợp là trận đấu lại diễn ra giữa Arsenal và Sheffield, và cũng vào thứ tư. Với thử nghiệm thành công này, kể từ mùa giải 1993-1994 thì FA chính thức áp dụng việc các cầu thủ phải mặc áo có tên và số khi thi đấu tại giải Ngọai hạng Anh. Còn tại Tây Ban Nha, giải La Liga cũng áp dụng từ mùa 1995-1996. Đối với giải vô địch của Đức thì áp dụng từ mùa giải 1993-1994 và giải Seri A của Ý cũng giống La Liga là từ mùa giải 1995-1996.
Tìm hiểu về những con số
Ở thời kỳ mà số bắt đầu xuất hiện áo đấu cầu thủ, họ thường quy ước theo tiêu chuẩn 2-3-5 (Kim tự tháp). Khi các trận đấu đã phát triển hơn hệ thống đánh số thông thường cũng thay đổi, thường quy uớc như sau: - Thủ môn thường mặc chiếc áo số 1. - Hậu vệ thường mặc số giữa 2 và 6. - Tiền vệ phổ biến nhất mặc số 4, 6, 7, 8, 10 và 11 (11 và 7 đã được thường được sử dụng cho cánh trái và phải, tương ứng). - Tiền đạo thì mặc 9 và 10, và ít mặc các số 7, 8 và 11. Khi bóng đá ở giai đọan đầu, các trận bóng đá không có quy định thay thế cầu thủ. Đến năm 1965, khi áp dụng việc thay cầu thủ dự bị thì thường cầu thủ thay thế mặc số áo 12. Và ở lần sửa quy định tiếp theo (có thể vào năm 1976) cho mỗi đội thay thế hai cầu thủ trong trận đấu, thì cầu thủ thay thế sẽ mang áo số 12 hoặc 14 (do các cầu thủ phương Tây họ cho rằng số 13 không may mắn nên các đội bóng cũng không sử dụng số áo này).
Một điều đặc biệt là số áo các cầu thủ giai đọan đầu thường ít cố định số áo (ngọai trừ thủ môn là số 1), các cầu thủ thường xuyên mặc các áo đấu có số khác nhau trong các trận khác nhau. Tuy nhiên khi các giải đấu tại các quốc gia bắt đầu di vào khuôn khổ và được quy định về số áo ở thập niên 1990, thì trong mỗi mùa giải các cầu thủ sở hữu số áo riêng.
Ở giải đấu của Anh và Ý, cầu thủ có thể mặc bất kỳ số nào miễn đó là số duy nhất trong đội hình của đội bóng, số từ 1 đến 99, nhưng ở Tây Ban Nha được quy định nghiêm ngặt hơn. Tại La Liga mỗi đội hình A của đội bóng đăng ký tối đa 25 cầu thủ, trong đó tối đa là ba thủ môn, số áo đăng ký là từ 1 đến 25. Thủ môn phải mặc áo 1, 13 hoặc 25. Khi các cầu thủ đội trẻ được đôn lên sử dụng thì họ sẽ chọn số áo từ 26 đến 50.
Chất liệu font chữ số
Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến chất liệu tạo làm font trên áo đấu của Manchester United. Ngay từ khi số áo được sử dụng trên áo đấu các cầu thủ (từ mùa 1946-1947), thông thường số áo được làm bằng chất liệu vải sau đó được may vào áo. Vào khoảng những năm 1980 cho đến mùa 1991-1992, số áo cầu thủ được in trực tiếp lên áo đấu (*).
Kể từ mùa 1992-1993, font số áo được làm bằng lextra và được in bằng cách ép nhiệt font lên áo đấu. Lọai font lextra này là lọai font dày, khá bền, được sử dụng đến hết mùa 2005-2006 (*). Bắt đầu từ mùa 2006-2007, ngọai hạng Anh bắt đầu sử dụng lọai font PU, loại này mềm hơn lextra, khi được ép nhiệt vào áo đấu có cảm giác như số chữ được in trực tiếp trên áo. Và hiện tại, Manchester United vẫn sử dụng loại font PU cho font chứ số trên áo đấu cầu thủ. Nhà cung cấp các loai font lớn nhất hiện này là Sporting ID (www.sporting-id.com), công ty này cung cấp font cho Premier League, Champion League...
|