Lịch sử các nhà tài trợ trang phục của Manchester United
Derek Dougan, là người có sự nghiệp thi đấu thành công ở Wolves và đội tuyển Bắc Ireland, ông đã trở thành Giám đốc điều hành của Southern League Kettering Town, được ghi nhận công lao với việc đàm phán các hợp đồng tài trợ áo đầu tiên, đó là một hợp đồng bốn con số với một công ty địa phương, Kettering Tyres. Sau đó tên công ty xuất hiện trên áo đấu của Kettering trong trận đấu ở giải vô địch với Bath City vào ngày 24 tháng 1 năm 1976, nhưng câu lạc bộ đã được ra lệnh không được để tên nhà tài trợ trên bởi FA chỉ bốn ngày sau đó. Nhưng Kettering không thực hiện theo ý của FA mà tiếp tục để tên nhà tài trợ trên áo cho đến tháng tư năm 1976 khi sự kiên nhẫn của FA đã đến giới hạn và FA dọa sẽ phạt 1.000 bảng Anh nếu tiếp tục sử dụng áo đấu có tên nhà tài trợ. Cùng với Derby County và Bolton Wanderers, Kettering đã đề xuất thành công một sự thay đổi trong các quy định của FA để cho phép quảng cáo trên áo từ mùa giải 1977-1978, mặc dù họ không thể tìm thấy một nhà tài trợ nào trong mùa giải mới.
Trong mùa giải 1977-1978, Derby County là câu lạc bộ đầu tiên ở giải vô địch Anh có một thỏa thuận tài trợ áo, đó là một công ty sản suất áo của Thụy Điển tên là Saab, mặc dù những chiếc áo tài trợ chỉ xuất hiện trong buổi chụp ảnh trước mùa giải, với áp lực của các công ty truyền hình đã thuyết phục được FA và Ban tổ chức giải không cho phép sử dụng áo đấu có logo nhà tài trợ. Một năm sau, Liverpool đã công bố ba năm hợp đồng tài trợ áo với Hitachi. Ngay sau đó, FA quy định các câu lạc bộ bắt buộc phải mặc áo đấu không có tên nhà tài trợ khi thi đấu các trận được truyền hình; đến năm 1983, các công ty truyền hình cũng đã chấp nhận việc các câu lạc bộ mặc áo đấu có tên nhà tài trợ. Ban tổ chức giải đã quy định về việc hạn chế kích thước của logo nhà tài trợ tối đa 81 cm (tương đương 32 inch). Sau đó, cả FA và UEFA đều đưa ra những quy định cụ thể về việc gắn logo nhà tài trợ trên áo thi đấu của các câu lạc bộ.
Giai đoạn 1982 – 2000: Sharp Electronics (Anh)
Manchester United lần đầu tiên công bố nhà tài trợ áo đấu của câu lạc bộ vào ngày 27 tháng 4 năm 1982. Đây là một thỏa thuận tài trợ với một công ty sản xuất thiệt bị lớn nhất của Nhật Bản thời bấy giờ là Sharp, bản hợp đồng đầu tiên này có thời gian là hai năm với trị giá 500.000 bảng Anh, bắt đầu từ mùa giải 1982-1983. Sự hợp tác thương mại với Sharp và Manchester United kéo dài đến 18 năm, Sharp cũng có văn phòng và trung tâm phân phối tại Newton Heath thuộc Manchester. Trong tháng 3 năm 1984 Sharp đã đồng ý trả 700.000 bảng Anh cho hai mùa giải tiếp theo và tiếp tục có những bản hợp đồng gia hạn cho đến hết mùa giải 1999-2000 thì Sharp không còn tài trợ cho câu lạc bộ.
Giai đoạn 2000 – 2006: Vodafone
Ngày 11 tháng 2 năm 2000, câu lạc bộ đã công bố bản hợp đồng tài trợ áo đấu trị giá 30 triệu bảng Anh trong bốn năm với công ty viễn thông lớn nhất thế giới thời điểm bấy giờ là Vodafone. Hợp đồng tài trợ này bắt đầu từ mùa giải 2000-2001, và đã được gia hạn thêm bốn năm nữa vào tháng 12 năm 2003 với tổng giá trị là 36 triệu bảng Anh. Tuy nhiên vào ngày 23 tháng 11 năm 2005, chỉ trong mùa thứ hai của bản hợp đồng kéo dài, cả Manchester United và Vodafone cùng ra thông báo là hợp đồng tài trợ sẽ chấm dứt ở cuối mùa giải đó. Nguyên nhân Vodafone kết thúc việc tài trợ với Manchester Unied theo nhận định là do Vodafone đã ký một thỏa thuận với UEFA, bắt đầu vào mùa hè năm 2006, công ty sẽ là đối tác chính thức của UEFA Champions League. Người ta tin Vodafone đã chọn tài trợ cho UEFA Champions League vì hãng này đã có khoảng thời gian đủ để gây tiếng vang khi tài trợ cho Manchester United trong suốt 6 năm. Mặt khác về phía câu lạc bộ cũng cho rằng Manchester United hiện tại có giá trị hơn rất nhiều so với bản hợp đồng đã ký, Giám đốc tài chính của câu lạc bộ là ông Andy Anson đã nói “Chiếc áo của Manchester United là điểm quảng cáo có giá trị nhất trong thể thao”
Giai đoạn 2006-2010: AIG
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2006, Manchester United đã công bố một hợp đồng kỷ lục 100 triệu USD (tương đương 72 triệu bảng Anh) về thỏa thuận tài trợ với tập đoàn bảo hiểm Mỹ là AIG. Thỏa thuận này kéo dài trong bốn năm bắt đầu từ mùa giải 2006-2007, nó đã làm lu mờ những kỷ lục trước đó là hợp đồng tài trợ trị giá 50 triệu bảng Anh trong năm năm giữa Samsung và Chelsea. American Insurance Group (AIG), là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, đã được xếp là công ty lớn thứ 6 trên thế giới trong danh sách Forbes Global 2000 vào năm 2007. Đến tháng 9 năm 2008, AIG cũng là một trong những nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và được chính phủ giải cứu tránh khỏi phá sản bằng cách nhận hỗ trợ 85 tỷ USD (khoản 47 tỷ bảng Anh) từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Nhưng con số đã vượt xa hơn dự tính và cuối cùng gói cứu trợ đạt đến con số 152 tỷ USD (100 tỷ bảng Anh). Do nền kinh tế toàn cầu tiếp tục sự suy thoái đã khiến AIG không còn đủ năng lực tài chính, vào ngày 21 tháng 1 năm 2009 AIG công bố sẽ không gia hạn hợp đồng tài trợ với Manchester United sau khi hết hạn vào tháng 5 năm 2010. Do đó Manchester United được quyền tìm kiếm và đàm phán với các nhà tài trợ tiềm năng, nổi bật là công ty tài chính Ấn Độ - Sahara, đây là một trong số những mục tiêu chính của câu lạc bộ.
Giai đoạn 2010 – 2014: AON
Vào ngày 03 tháng 6 năm 2009, Manchester United đã công bố một hợp đồng tài trợ bốn năm với tập đoàn tài chính lớn của Mỹ là Aon; thỏa thuận này có hiệu lực từ tháng 6 năm 2010. Đây là bản hợp đồng tài trợ trị giá 88 triệu bảng Anh trong vòng bốn năm, tuy nhiên các điều khoản chi tiết không được hai bên công bố. Với bản hợp đồng tài trợ này thì Manchester United đã vượt qua Bayern Munich để trở thành câu lạc bộ sở hữu bản hợp đồng tài trợ áo đấu lớn nhất thế giới ở thời điểm bấy giờ. Trước đó, đã có một số công ty liên hệ muốn tài trợ áo đấu cho Manchester United như Samsung, Saudi Telecom, Sahara hay Tata. Nhưng lời đề nghị tài trợ từ phía tập đoàn Aon mới thật sự hấp dẫn với câu lạc bộ. Tập đoàn Aon có trụ sở chính tại thành phố Chicago (Mỹ), chuyên về lĩnh vực tư vấn và bán bảo hiểm cho khách hàng.
Giai đoạn 2014-2021: General Motors (thương hiệu Chevrolet)
Ngày 30 tháng 7 năm 2011, khi hợp đồng tài trợ của Manchester United với Aon vẫn còn thời hạn ba năm, Manchester United đã công bố một hợp đồng tài trợ với nhà sản xuất xe ô tô Mỹ là General Motors. Mặc dù giá trị chính xác của thỏa thuận không được công bố tại buổi ra mắt,nhưng theo hãng tin Reuters cho biết bản hợp đồng này có giá trị khoảng 600 triệu USD trong hơn bảy năm, và không lâu sau đó báo chí Anh cũng khẳng định Manchester United sẽ nhận được khoảng 370 triệu bảng Anh (tương đương 53 triệu bảng Anh mỗi mùa). Với giá trị này, Manchester United lại một lần nữa đánh bại kỷ lục hiện tại thuộc về bản hợp đồng 125 triệu bảng Anh của Qatar Foundation tài trợ cho FC Barcelona. Bản hợp đồng tài trợ này được ký sau 6 tuần kể từ khi GM trở thành nhà tài trợ xe ô tô chính thức cho câu lạc bộ theo một hợp đồng 5 năm đã ký vào tháng 5 năm 2012, một trong những điều kiện của bản thỏa thuận là câu lạc bộ phải kết thúc sớm bản hợp đồng tài trợ trang phục tập luyện còn 2 năm với DHL.
Những chiếc áo đấu với logo thương hiệu Chevrolet của GM sẽ được Manchester United sử dụng bắt đầu từ mùa giải 2014-2015.