$("#menu .mobile_only select").change(function(){var url=$(this).val();window.location.href=url});
		
	

Hướng dẫn thanh toán quốc tế bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

Ngày nay việc mua hàng online ngày càng phổ biến, nếu bạn dùng thẻ ATM thông thường thì chỉ thanh toán được các website trong nước.Bên cạnh đó nhu cầu mua hàng quốc tế ngày càng lớn, chúng ta phải sử dụng phương thức thanh toán hiện đại hơn đó là thẻ than
1) Phân biệt các loại thẻ thanh toán Xem/ẩn

Hiện tại có 2 loại thẻ là thẻ ghi nợ hay còn gọi là debit card (ATM là một loại thẻ debit nội địa) và thẻ tín dụng (credit card).

Thẻ ghi nợ debit card: là loại thẻ bạn chỉ có thể sử dụng khi trong tài khoản ngân hàng của bạn còn đủ tiền và chỉ thanh toán tối đa theo số tiền bạn đang có trong tài khoản.


Thẻ ghi nợ có chữ Debit trên thẻ


Ví dụ: Thẻ ghi nợ debit của bạn có 3 triệu đồng. Bạn có thể thanh toán cho các giao dịch từ 3 triệu trở xuống. Còn nếu hơn thì bạn không thể thanh toán.

Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (tên gọi phổ biến thẻ thanh toán nội địa – ATM, chỉ dùng được trong nước) và thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ thanh toán quốc tế – Visa/MasterCard Debit).

Thẻ tín dụng credit card:
  • Là loại thẻ bạn có thể dụng tối đa theo hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn khi bạn mở thẻ. Đây cũng là hình thức vay vốn ngân hàng.
  • Mỗi tháng định kỳ ngân hàng sẽ chọn một ngày để chốt lại dư nợ và khách hàng thanh toán tối thiểu 5% (hoặc thanh toán hết) dư nợ đó kèm với tiền lãi tính theo dư nợ từng ngày.
  • Thời gian thanh toán trả nợ thẻ tối đa 15 ngày kể từ ngày chốt dư nợ, qua thời gian này không thanh toán bạn sẽ bị phạt (mức phạt tùy mỗi ngân hàng quy định).

Tên ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ hiện thị trên thẻ


Ví dụ: Bạn được ngân hàng mở thẻ tín dụng với hạn mức 30 triệu đồng, thì bạn chỉ sử dụng tối đa số tiền này. Sau đó theo quy định bạn sẽ trả dần khoản vay này.



2) Các tổ chức phát hành thẻ và ngân hàng Xem/ẩn

Hiện tại có rất nhiều tổ chức phát hành thẻ nhưng phổ biến hiện nay là Visa, Master và JCB.

VISA card  là một nhãn hiệu của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được điều khiển bởi Visa International Service Association của San Francisco, California, Hoa Kỳ.

MASTER card  tên đầy đủ là MasterCard Worldwide (NYSE: MA) là một công ty đa quốc gia có trụ sở ở Purchase, New York, Mỹ. Khắp thế giới, lĩnh vực kinh doanh của công ty này là thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các ngân hàng của người mua và người bán sử dụng debit và credit card thương hiệu "MasterCard" để mua sắm. MasterCard Worldwide là một công ty đại chúng kể tử năm 2006. Kể từ khi IPO lần đầu, MasterCard Worldwide là một membership organization thuộc sở hữu của 25.000+ định chế tài chính ấn hành thẻ của nó.

JCB card  được phát hành bởi Japan Credit Bureau đây là tổ chức có trụ sở tại Tokyo Nhật Bản. Tuy nhiên loại thẻ JCB này không phổ biến ở một số nước như Úc…., nên sẽ không thanh toán được.


3 tổ chức phát hành thẻ phổ biến nhất hiện nay


Ngoài ra còn nhiều tổ chức khác về phát hành thẻ. Tuy nhiên bạn không trực tiếp phát hành thẻ tại các tổ chức này mà thông qua các ngân hàng tại Việt Nam. Các ngân hàng này liên kết với các tổ chức thẻ để cho ra loại thẻ thanh toán có logo của ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ.



3) Hồ sơ và điều kiện để phát hành thẻ Xem/ẩn

Thẻ debit (ghi nợ)

Bạn chỉ cần đến quầy giao tại bất cứ ngân hàng, giao dịch viên sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục để phát hành thẻ debit (đi kèm là một tài khoản thanh toán để bạn nộp tiền vào sử dụng). Hồ sơ gồm:

  • Giấy chứng minh nhân dân (bản gốc để đối chiếu)
  • Giấy đề nghị mở tài khoản (ngân hàng cung cấp mẫu)
  • Giấy đề nghị mở thẻ debit (ngân hàng cung cấp mẫu)

Thẻ credit (ghi có) hay còn gọi là thẻ tín dụng

Thông thường thẻ tín dụng do phòng khách hàng cá nhân (hay còn gọi là phòng bán lẻ) phụ trách thẩm định hồ sơ và phát hành.

Trường hợp có tài sản để đảm bảo: Tài sản là nhà đất, xe thì ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định và dựa trên tài sản đó có thể cấp hạn mức là 50%-70% so với giá trị mà ngân hàng định giá tài sản đó. Nếu thế chấp các tài sản này thì bạn sẽ đi công chứng hồ sơ thế chấp với phí là 0,1% số tiền vay (hạn mức của thẻ tín dụng). Còn nếu bạn có sổ tiết kiệm, thì tỷ lệ cấp hạn mức cho bạn lên đến 90% số tiền trên sổ tiết kiệm. và bạn chỉ ký hồ sơ cầm cố tại ngân hàng mà không cần đi công chứng.

Trường hợp không có tài sản để thế chấp: Các ngân hàng thương mại nhà nước thường rất hạn chế phát hành thẻ tín dụng không có tài sản (trừ trường hợp chi lương qua thẻ ATM do chính ngân hàng đó phát hành). Còn nhóm ngân hàng thương mại còn lại cũng rất mạnh trong việc phát hành thẻ tín dụng không tài sản. Họ sẽ thẩm định nguồn trả nợ của bạn trước khi quyết định phát hành thẻ, thông thường có các điều kiện sau:

  • Có thu nhập ổn định bằng kinh doanh (Chứng minh thu nhập)
  • Hoặc có hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu 12 tháng
  • Hạn mức thẻ tín dụng được cấp gấp 12 lần lương tháng (thường tối đa không vượt quá 30 triệu đồng)

Liên hệ trực tiếp ngân hàng để được tư vấn


Hồ sơ phát hành thẻ tín dụng (credit card):

  • Giấy chứng minh nhân dân (bản gốc để đối chiếu)
  • Hổ khẩu thường trú (bản gốc để đối chiếu)
  • Hợp đồng lao động có thời gian tối thiểu 12 tháng (ngoại trừ cầm cố sổ tiết kiệm)
  • Sao kê thu nhập trong 12 tháng gần nhất (ngoại trừ cầm cố sổ tiết kiệm)
  • Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản (trường hợp thế chấp nhà đất, xe)
  • Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán để trích nợ tự động (ngân hàng cung cấp mẫu)
  • Giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng (ngân hàng cung cấp mẫu)

Thời gian phát hành thẻ từ 7 đến 15 ngày tùy theo quy định của mỗi ngân hàng



4) Một số điểm cần biết khi phát hành thẻ tín dụng Xem/ẩn

Sau khi đã được ngân hàng đồng ý việc phát hành thẻ bạn cần lưu ý một số điểm trên giấy đề nghị phát hành thẻ tín dụng:

  • Ngày tính dư nợ: ngày này không có trong giấy đề nghị phát hành mà bạn phải hỏi nhân viên ngân hàng. Thông thường các ngân hàng chọn ngày 10 hàng tháng, một số ngân hàng khác chọn ngày 25 hàng tháng.
  • Số tiền thanh toán tối thiểu: Có nhiều mức để bạn lựa chọn số tiền thanh toán là 5%, 10% hoặc thanh toán hết theo số tiền đã sử dụng của ngày tính dư nợ.
  • Ngày thanh toán hàng tháng: Nếu ngày chốt dư nợ là ngày 10 thì bạn có 15 ngày để thanh toán số tiền tối thiểu (ngày cuối là ngày 25). Còn nếu là chốt dư nợ ngày 25 thì ngày thanh toán cuối cùng là ngày 10 tháng tiếp theo.
  • Lãi suất vay: Hiện tại lãi suất thẻ tín dụng là 18%/năm (tương đương 0,05%/ngày). Lãi suất sẽ được tính kể từ ngày thứ 15 sau ngày chốt dư nợ và tính trên dư nợ từng ngày
  • Địa chỉ nhận sao kê: Khi qua ngày tính dư nợ vài ngày, ngân hàng sẽ gửi bản sao kê các giao dịch phát sinh trong tháng, cũng như số tiền thanh toán tối thiểu và lãi từ thẻ tín dụng của bạn. Bạn nên chọn các hình thức sao kê qua email và thông báo qua số điện thoại
  • Đăng ký dịch vụ biến động số dư: Phần này không bắt buộc nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký dịch vụ này để theo dõi chặt chẽ tất cả giao dịch qua thẻ của mình. Phí dịch vụ này khoảng 8.800 đồng/tháng tùy theo ngân hàng và tính trực tiếp và dư nợ của thẻ
  • Đăng ký thanh toán qua Internet: Đây là phần quan trọng nhất mà bạn cần chú ý, bạn phải đăng ký thanh toán qua internet thì khi bạn mua hàng trực tuyến bạn mới sử dụng được thẻ. Nếu các bạn muốn mua trên các trang Ebay, Amazon… thì bắt buộc phải đăng ký nhé, nếu không chỉ có thể quẹt thẻ trực tiếp tại các điểm bán hàng. Dịch vụ này không tốn phí

Người dùng phải nắm rõ các thông tin trước khi phát hành thẻ

Về các loại phí khi sử dụng thẻ: hiện tại thẻ debit có phí thường niên dao động từ 150.000đ – 180.000 đồng trên năm, còn thẻ tín dụng là 180.000 đồng đến 300.000 đồng/năm tùy theo ngân hàng.

Nếu bạn muốn không phải trả nhiều phí thì thường xuyên theo dõi các chương trình khuyến mãi trên các website ngân hàng, để được miễn phí thường niên phát hành trong năm đầu, hoặc các chương trình mua hàng trả góp lãi suất 0% khi thanh toán qua thẻ.

Nên sử dụng thẻ ở thời điểm vài ngày sau ngày tính dư nợ để được khoản tiền vay này không bị tính lãi trong thời gian dài, chỉ tính lãi qua ngày thanh toán cuối năm.



5) Cách sử dụng thẻ tín dụng Xem/ẩn

Rút tiền mặt tại máy ATM: thẻ debit hay credit đều rút tiền mặt được. Thẻ debit có thu phí nhưng thường chỉ từ 1.100 đồng – 3.300 đồng/lần rút tiền. Còn thẻ credit thì thu phí cao hơn, phí trả cho ngân hàng tại thùng ATM mà bạn rút khoảng 2% số tiền tối thiểu 75.000 đồng/lần rút tiền, trả phí cho tổ chức Visa (hoặc Master) 1% tối thiểu 75.000 đồng/lần rút tiền. Như vậy rút tiền măt thẻ credit bạn chịu tổng phí là 3%, tối thiểu 150.000 đồng/lần rút tiền.

Thanh toán tại máy Pos: Máy pos được lắp đặt tại các cửa hàng, khi bạn mua hàng xong thay vì trả tiền mặt thì bạn đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng nhập số tiền thanh toán và quét thẻ vào máy Pos (phí giao dịch trên máy Pos là do cửa hàng đó trả phí cho ngân hàng). Do vậy không phải cửa hàng nào cũng có máy Pos, bạn có thể hỏi trước nhân viên nếu muốn thanh toán bằng thẻ.


Thanh toán qua máy POS

Thanh toán trực tuyến trên internet: Bất cứ trang web nào có liên kết với tổ chức Visa/Master/JCB thì thẻ tương ứng với tổ chức phát hành đó của bạn có thể thanh toán được với điều kiện nhập các thông tin như sau:

Thanh toán trực tuyến qua mạng internet

  • Số thẻ (card number): là 16 số trên mặt trước của thẻ
  • Ngày hết hạn thẻ : Expired Date hay Valid Thru hay Good Thru hay Valid Date tùy vào cách gọi của từng ngân hàng (nhập theo cấu trúc mm/yy)
  • Mã bảo vệ : CVV2 (Card Verification Value 2) là 3 chữ số phía sau thẻ

  • Thông tin số thẻ, ngày hết hạn



    Thông tin mã bảo vệ ở mặt sau của thẻ



6) Những lý do thẻ không thanh toán được Xem/ẩn

Thẻ ATM, debit nội địa thì không thanh toán được quốc tế, có thể thanh toán được trong nước nhưng phải đăng ký giao dịch internet.

Thẻ hết hạn thanh toán: Thông thường thẻ phát hành sẽ có hiệu lực trong 3 năm, nếu thẻ hết hạn dù hạn mức bạn còn bạn cũng không thể thanh toán được.


Chú ý nguyên nhân thẻ bạn không thanh toán được

Chưa dăng ký dịch vụ thanh toán trực tuyến: dù là thẻ debit hay credit thì khi phát hành bạn phải đăng ký giao dịch internet (tích chọn trong giấy đề nghị phát hành). Nếu đã phát hành rồi mà chưa đăng ký, bạn có thể quay lại ngân hàng phát hành để ký giấy đề nghị đăng ký giao dịch trực tuyến.

Hết hạn mức: trong thời gian 15 ngày để bạn thanh toán, hệ thống sẽ cộng tiền lãi phát sinh và trong dư nợ, nên khi không thanh toán được cũng cần kiểm tra lại hạn mức còn được thanh toán (han mức sử dụng bằng hạn mức được cấp trừ cho số tiền sử dụng và tiền lãi phát sinh)



7) Một số rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán Xem/ẩn

Khi đưa thẻ cho một nhân viên cửa hàng quét thẻ của bạn, bạn phải theo dõi quá trình thao tác của nhân viên, vì lộ thông tin số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo vệ thẻ thì ai cũng có thể thanh toán trực tuyến bất cứ trang web nào.


Không được tiết lộ thông tin thẻ cho bất cứ ai

Cũng với lý do tương tự, khi bạn khai báo thông tin thẻ trên trang web nào bạn cũng hết sức cân nhắc là có nên khai báo không. Vì nếu trang web có tính bảo mật thấp thì khi bị hack, thông tin thẻ của bạn sẽ bị lộ và có khả năng mất tiền. Chúng tôi thường chỉ khai báo ở các trang uy tín như Ebay, Amazon, Paypal…

Khi bị lộ thông tin thẻ hoặc bị mất thẻ bạn phải gọi ngay đến trung tâm thẻ của ngân hàng phát hành để báo khóa thẻ khẩn cấp nhằm ngăn chặn việc mất tiền.



Vui lòng ghi nguồn  AoManchesterUnited.com  khi chia sẻ bài viết
Tags:

			
				$("#newscategory > ul > li > span.sign").click(function(){
					var sign = $(this);
					$("#newscategory > ul > li > span.sign").html('+');
					if($(this).next('ul').is(':hidden')){
						$("#newscategory ul.child").slideUp();
						$(this).next().slideDown();
						sign.html('-');
					}else{
						$(this).next().slideUp();
						sign.html('+');
					}
				});
				
				/* Activate khi đang chọn chae */
				var activate = $("#newscategory > ul > li > a.activate");
				activate.siblings('span.sign').html('-');
				activate.siblings('ul').slideDown();
				
				/* Activate khi đang chọn con */
				var activate = $("#newscategory ul.child > li > a.activate");
				activate.parents('ul.child').slideDown();